Hiện nay, ngày càng nhiều học sinh, sinh viên đam mê mua sắm đồ hiệu, sau đó chụp ảnh, quay video và đăng tải lên mạng xã hội. Tuy nhiên, lượng người theo dõi và sức ảnh hưởng trên thế giới ảo của các cô, cậu thiếu niên lại được đánh đổi bằng nhiều thứ hơn thế.
Để sở hữu các xa xỉ phẩm, những người tiêu dùng trẻ vẫn cần dựa vào sự hỗ trợ từ gia đình. Vì vậy, thói quen mua sắm đắt đỏ của họ đang trực tiếp tạo áp lực tài chính cho cha mẹ.
"Con tôi thường chỉ đi Nike hoặc Adidas. Thế nhưng, giờ nó muốn sở hữu một đôi sneakers trị giá 500.000 won (gần 440 USD) để bắt kịp bạn bè và khoe khoang lên mạng. Nó đã khó chịu khi tôi không đồng ý chuyện này", một người mẹ ở Hàn Quốc bộc bạch.
Khi không thể xin tiền từ cha mẹ, nhiều bạn trẻ chuyển sang mua đồ giả để sử dụng. Ông Hwang (38 tuổi), chủ một cửa tiệm kinh doanh hàng nhái tại Itaewon, nói rằng số lượng học sinh trung học tới đây ngày một nhiều.
"Họ tìm mua những sản phẩm có thể đem tới trường và khoe với bạn bè, trông càng thật càng tốt", Hwang nói.
https://duybrandbeginner.blogspot.com
https://duybrandbeside.blogspot.com
https://duybrandbest.blogspot.com
No comments:
Post a Comment